2007 qua các hình ảnh

Tờ Internatinal Herald Tribune đã bình chọn 58 bức ảnh trên khắp thế giới được chụp trong năm 2007 để phản ảnh các diễn biến đáng quan tâm trên tòan cầu. Trong khuôn khổ trang blog này, tôi chọn lọc lại vài ảnh theo tôi là đáng quan tâm vì nhiều lẽ và ít nhiều cũng có liên quan đến phụ nữ và quê hương yêu dấu của mình. Mong các bạn chia sẻ và đừng diễn giải theo hướng bất lợi cho người viết.

0527usmournsiraq

Mary Mc Hugh than khóc trước mộ phần vị hôn phu bị giết chết trong năm 2007 tại Iraq, trung sĩ James Regan tại nghĩa trang Arlington. Cô nằm đó, nhỏ nhoi đến mức tội nghiệp và lạc lõng giữa nghĩa trang đầy bia mộ trắng lóa như những vành khăn tang.

Photobucket

Lãnh đạo của các quốc gia thuộc G8 đi bộ cùng nhau ở Heiligendamm, Germany, ngày 7 tháng 6 trong một cuộc họp thượng đỉnh thường niên của các quốc gia thuộc G8, Thủ tướng Đức Angela Merkel chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Nhật, Ý, Nga, Canada và Hoa kỳ về vấn đề sự ấm lên tòan cầu, hỗ trợ Châu Phi và nền kinh tế thế giới. Thật là hoa thép lạc giữa rừng gươm. Lưu ý mầu áo xanh vị TT vốn xuất thân là TS hóa này đang mặc đang rất mốt ở thời điểm xẩy ra sự kiện trên. Không biết ở nước ngòai có khái niệm “cơ cấu” không nhỉ!

Photobucket

Nữ pháp sư Kim Myoung Soon người Hàn Quốc, 41 tuổi đang hành lễ trong một nghi thức tôn giáo tại Gut Dang, miền nam Hàn Quốc. Seoul là một trong các thành phố hiện đại nhất của Châu Á với Internet tốc độ cao và TV plasma. Nhưng ước tính có khỏang 300 đền thờ đóng đô cách trung tâm thành phố chưa tới một giờ xe chạy. Thế mới biết hiện đại và truyền thống thuộc tâm linh, tạm gọi là như vậy nhiều khi không cách xa nhau là mấy, có thể cùng tồn tại song hành và xem ra chẳng có gì là mâu thuẫn cả.

Photobucket

Vào tháng 5 năm 2007, sự phát triển quá mức của tảo độc (thường có ở ao hồ tù đọng với lớp váng trên mặt, hiện tượng phú dưỡng) đã bùng nổ ở hồ Tai tỉnh Wuxi ở Trung Quốc có nguyên nhân từ lạm phát chất thải của công nghiệp và nông nghịêp. Sự ô nhiểm đã đạt đến mức gây ra dịch bệnh ở qui mô lớn. Còn ở VN ta mức độ ô nhiễm đã đạt đến mức độ nào và tác hại lâu dài ra sao? Dường như vẫn là dấu hỏi của một câu chuyện dài biết rồi khổ lắm nói mãi!

Doris Lessing, người viết tiểu thuyết tự truyện được nhiều người đọc trên các đại lục phản ảnh cuộc đấu tranh quyền bình đẳng nam nữ đối với các vấn đề xã hội và chính trị của bà đã nhận giải Nobel về văn chương. Hình như các nhà văn lớn hoặc ít ra là có tên tuổi thì thường có vẻ bề ngòai xòang xĩnh, họ cố làm ra vẻ như vậy hay thực sự họ là những người lãng mạn kiểu nhà quê nhưng có điều chung nhất: đôi mắt của họ nói lên tất cả và không dấu được ai, tinh nhanh pha một chút hóm hỉnh như nụ cười và cái nheo mắt đầy ý nhị của nhà văn Tô Hòai.

Photobucket

Ngọai trưởng Mỹ, Condoleezza Rice, người ở bên phải, đã phải đương đầu tại Capitol Hill với một thành viên của CodePink, nhóm phụ nữ chống chiến tranh. Bà Rice có mặt tại đây để điều trần trước Ủy ban đối ngọai của Quốc Hội về chính sách của Hoa Kỳ tại Trung Đông. Thật cứ như trong một vở balet kinh điển, nghe nói bà Rice sắp về vườn và đang được các trường đại học của nước Mỹ săn đón, còn tôi khi về vườn chỉ có nước đi ăn mày. Thế mới là:” Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Tôi chỉ biết rằng đối với nước Mỹ hoặc chí ít đối với TT Bush thì C Rice quả là người có thực tài.