Quan Thư – Kinh Thi

tặng các tình nhân

Photobucket

đọan đầu Kinh Thi trên trúc (ảnh Internet)

關雎

關關雎鳩,
在河之洲。
窈窕淑女,
君子好逑。
參差荇菜,
左右流之。
窈窕淑女,
寤寐求之。
求之不得,
寤寐思服。
悠哉悠哉。
輾轉反側。
參差荇菜,
左右採之。
窈窕淑女,
琴瑟友之。
參差荇菜,
左右毛之。
窈窕淑女。
鐘鼓樂之。

Quan thư
Quan quan thư cưu,
Tại hà chi châu.
Yểu điệu thục nữ,
Quân tử hảo cầu.
Sâm si hạnh thái,
Tả hữu lưu chi.
Yểu điệu thục nữ,
Ngụ mị cầu chi.
Cầu chi bất đắc,
Ngụ mị tư phục.
du tai! du tai!
Triển chuyển phản trắc.
Sâm si hạnh thái,
Tả hữu thái chi.
Yểu điệu thục nữ,
Cầm sắt hữu chi.
Sâm si hạnh thái,
tả hữu mạo chi.
Yểu điệu thục nữ.
Chung cổ lạc chi.

Thư cưu kêu quan quan,
Ngòai bãi sông .
Thục nữ yểu điệu,
Quân tử cầu duyên.
Rau hạnh cọng ngắn, cọng dài,
Đôi dòng tả hữu buông trôi.
Thục nữ yểu điệu,
Tơ tưởng ngày đêm,
Không gặp.
Ngày nhớ đêm mong,
Khôn nguôi! Khôn nguôi!
Bồi hồi tấc dạ.
Rau hạnh cọng ngắn, cọng dài,
Đôi dòng tả hữu buông trôi.
Thục nữ yểu điệu,
Đàn cầm, đàn sắt se duyên.
Thục nữ yểu điệu,
Gõ trống, khua chuông nàng có vui.

tmaiduongthi dịch

Tứ thư và ngũ kinh có thể xem là các bộ sách giáo khoa của các Nho sinh. Ngũ kinh gồm: Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Xuân Thu và Kinh Lễ (Kinh Nhạc vào đời nhà Tần bị mất mát nhiều nên thay vì lục kinh chỉ còn ngũ kinh). Tứ Thư gồm các bộ sách của học trò Khổng Tử ghi chép lại lời giảng của thày gồm: Đại học, Trung Dung và Luận Ngữ và một sách của Mạnh Tử.

Khởi nguồn từ hơn 3000 bài thơ có nguồn gốc dân gian có từ đời thượng cổ, Khổng Tử san định lại còn khỏang hơn 300 bài thơ bốn chữ hình thành nên Kinh Thi. Trong Kinh Thi, đề của bài thơ thường được lấy từ vài chữ đầu của bài. Quan Thư chính là bài thơ ở vị trí đầu quyển.

Có tác giả người Việt đi khá xa khi cho rằng bài thơ trên có nguồn gốc từ người Việt và cho rằng “hảo cầu” chính là hành vi tính giao của nền văn hóa hay tín ngưỡng phồn thực. Các “chứng cứ” đưa ra có vẻ không được thuyết phục và quá mơ hồ, có lẽ xuất phát từ lòng tự hào dân tộc nhiều hơn là các giá trị khoa học.

Ngòai câu chữ, ngòai “hình tướng” của bài thơ mà ai cũng có thể tiếp cận, có điều gì còn lại sau cái “hình tướng” kia khiến bài thơ đã vượt qua quãng đường hơn 2600 năm để hôm nay còn có người tìm đọc. Phải chăng, đó chính là tiếng lòng hồn nhiên và chân thật nhất nơi đồng quê của những người “bình dân” làm thơ nghiệp dư. Cụ Lê Quí Đôn trong tác phẩm Vân Đài lọai ngữ có nói: “Thơ phát khởi trong lòng người ta. Ba trăm bài trong Kinh thi phần nhiều là của nông phu, phụ nữ làm ra mà có những bài văn sĩ đời sau không theo kịp, như thế là vì nó chân thực “. Xem ra một tác phẩm văn học để đời trong nhiều trường hợp chẳng biết đến những lời hoa mỹ, những sự vật lớn lao hoặc những triết lý cao siêu, ít ra là trong trường hợp này.

Bài thơ được nhiều tác giả người Việt dịch trong đó có cụ Tản Đà, mỗi người mỗi ý, lại có hẳn một bản dịch tiếng Anh. Với ý định giữ lại cảm nhận của riêng mình đối với bài thơ, tmaiduongthi diễn dịch theo ý mình và có tham khảo các bản dịch khác, kể cả bản dịch tiếng Anh. tmaiduongthi trân trọng mọi ý kiến khen chê bình phẩm của bạn đọc.

TB

Quan quan : tiếng chim trống chim mái ứng họa nhau.
Thư cưu 雎鳩: có tên khác là vương thư, chim sống có đôi, chưa bao giờ thấy sống lẻ loi.

Tags: vanhoc

Friday February 15, 2008 – 02:02am (ICT)

17 bình luận

  1. Một số học giả Việt Nam nhiều khi tự tôn dân tộc thái quá. Đến như thuyết thiên can địa chi, rồi kinh dịch cũng cho là phát minh của người Nam. Nam nào? Nếu là phía nam sông Dương Tử thì vẫn là Tàu. Đâu phải phía nam ải (ng 3: Sâm si hạnh thái…chung cổ lạc chi
    Về câu “yểu điệu thục nữ quân tử hảo cầu” làm gì có chuyện yếu tố tính giao. Theo Chu Hy (thời Nam Tống) thì vua Văn Vương là người có thánh đức, lại được bậc thánh nữ họ Tự để kết hôn. Những người trong cung khi thấy nàng Thái Tự đến biết là người đức hạnh,nhàn nhã, u tịch và trinh chuyên, bèn làm bài thơ 4 câu (chương 1)để ngợi ca và gợi ý. Đại ý là nàng Thái Tự và vua Văn Vương cùng hoà vui mà cung kính lẫn nhau nhưng vẫn giữ gìn cách biệt như đôi chim thư cưu vậy. Về sau ông Khuông Hành (nhà Hán) lại nói rằng “Yểu diệu thục nữ quan tử hảo cầu” là nói nàng Thái Tự rất mực trinh thục không thay tiết tháo. Những rung cảm về tình dục không hề lẫn vào nghi dung, những ý vui riêng không lộ ra cử chỉ. Có được như vậy mới có thể phối hợp với bậc chí tôn và làm chủ tế tông miếu. Đó chính là đầu mối của cương thường và của nền vương hoá.
    * Câu “Ngụ mỵ tư phục” mà sách của Bu đây lại phiên âm là “Ngộ mỵ tư bặc” mặc dầu chữ Hán viết đúng. Đọc bạn mới đính chính lại cho đúng được. Xin cảm ơn.

  2. Máy móc trục trặc:
    Dâu phải phía nam ải nam quan.
    Sách Chu Hy chia “Quan thư” làm 3 chương với ba lời bình luận thâm thuý
    chương 1: Quan quan thư cưu…quân tử hảo cầu
    chương 2: Sâm si hạnh thái…Triển chuyển phản trắc
    chương 3: Sâm si hạnh thái…chung cổ lạc chi.
    Về câu…

  3. Chim thư cưu cất tiếng quan quan
    Ríu rít cùng nhau nơi cồn cạn
    Người con gái đẹp dịu dàng
    Trang quân tử xứng đôi đàng cùng nhau

  4. @bulukhin
    tmaiduongthi cũng có dịp đọc ba “chương” như bạn nói, bình giải của Chu Hy, tmaiduongthi cũng ngờ rằng tính xác thực của tác giả này khi biết rằng Kinh thi có nguồn gốc từ các bài đồng dao có từ thời thượng cổ cho đến đời Chu Bình Vương là khỏang 500 năm. Vả lại, tính tự sự không phải là khẩu khí của các quí tộc, cũng bởi cách dụng từ và giong điệu hết sức mộc mạc tư nhiên. Dù sao đây cũng là một kênh thông tin đáng tham khảo. Cám ơn bạn thật nhiều.

  5. 4 câu đầu thì nghe quen rùi: Quan quan …. Không biết thục nữ tmai đã tìm được quân tử vào ngày 14/2 chưa vậy ? he he

  6. Chào Ngư Ông, phai co nguoi thu 3- tang lớp thứ 3 chung kien va binh pham chon ben song noi hai dong ta huu , cung mo rau muong cọng ngắn cọng dai…, va đại gia bulukhin noi đúng ve tư liệu, hổng biết tại sao tmai muốn binhy dân hoa cuoc to tinh tho mong nay cua đôi chim thuở ấy bên Tàu gianh cho tang lop tren, noi rieng la thi sĩ…Khai thac bộ giao trình Tưứ Thư Ngũ Kinh này là có ý tuong lắm lắm nhât la cho anh em Tý va ca may em chuan bi lam Cai Cach Giao Duc lan thu 4 sap toi!!!

  7. Ngu kinh sao lai co 4 kinh: kinh dich, kinh thi, kinh thu, kinh Xuan thu…hinh nhu co kinh le nua thi phai! Anh da tim mua duoc may quyen roi nhung chua du bo, vay anh hoi em nen tim mua o dau de doc tron bo! Ke ca Tu thu nua! Chuc em vui va hp!

  8. Em da doc Tu tru cua Thieu vy Hoa va Hiep ky bien phuong thu trong tu sach tu kho toan thu cua Trung quoc ay? Sao anh thay kho qua! Em co the chi cho anh duoc khong?

  9. Quan quan cái con thư cưu,
    Con sống con mái cùng nhau bãi ngoài.
    Dịu dàng thục nữ như ai,
    Sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng.
    Muốn ăn rau hạnh theo dòng,
    Muốn cô thục nữ mơ mòng được đâu.
    Nhớ cô dằng dặc cơn sầu,
    Cho ta dằn dọc dễ hầu ngủ yên.
    Muốn ăn rau hạnh hái về,
    Muốn cô thục nữ nay về cùng ta.
    Tiếng chuông tiếng trống vui hòa,
    Tiếng cầm tiếng sắt mặn mà yêu đương.

    Bản dịch trên của Tản Đà. Được đọc một bản mới, hiện đại. Thú vị! Tks bạn.

  10. @ Ngo Ngoc Dung, @ Cung Tung.
    Em vốn liếng chữ Hán chứa chưa đầy một cái lá mít ( chỉ là môn học phu) cho nên mạo muội múa rìu qua mắt thợ. Có gì sơ sót, mong các anh chỉ bảo thêm. Rất trân trọng các ý kiến đóng góp của các anh.

  11. Bài viết rất gía trị ../
    Xin đuợc góp ít lời
    Hì ..chắc xin copy về wá ..Nếu chủ nhà cho phép
    ..

    chẳng lã lơi nhưng chẳng rời ,(*)
    Bến sông thấp thoáng dáng nguời trúc mai .
    Rau hành cọng ngắn cọng dài ,
    Cầu duyên quân tử hỡi nàng hay chăng .?
    ..
    lửng lơ con nuớc xuôi dòng
    Nhớ ai ..ai nhớ mà mong đêm ngày
    Năm canh sáu khắc thẩn thờ
    Hồn trong mơ tuởng guơng đài dáng ai
    ..
    Rau hành cọng ngắn cọng dài
    Đò sông bờ bến tuởng nguời khôn nguôi
    Còn huơng phảng phất má đào
    So giây cung phiếm dạo lời giăng tơ
    ..
    Nhạc vàng thánh thót mơ đời
    Dòng sông bến ấy động lòng có nao ?
    ..
    Túi thơ nghiên bút xôn xao

    ..(*) quan quan thư thư
    Đặc tính của loài chim này dẫu khắn khít không rời
    Nhưng không lã lơi

  12. “Văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Quốc đều ảnh hưởng đến Việt Nam, đứng dưới chân tháp này một chiều tưởng nghĩ, so sánh xem cái gì hay hơn? Không nói cái nào hay hơn, chỉ có văn hoá Ấn sang phía nam bằng con đường hoà bình còn văn hoá Trung sang đây bằng con đường đao kiếm chinh phạt, giết dân ta như thú……”

  13. “Có tác giả người Việt đi khá xa khi cho rằng bài thơ trên có nguồn gốc từ người Việt và cho rằng “hảo cầu” chính là hành vi tính giao của nền văn hóa hay tín ngưỡng phồn thực. Các “chứng cứ” đưa ra có vẻ không được thuyết phục và quá mơ hồ, có lẽ xuất phát từ lòng tự hào dân tộc nhiều hơn là các giá trị khoa học.” – Ừ! Tự hào đến mức này thì cũng ngộ

  14. […] (5)   Hai câu đầu bài Quan Thư, cũng nằm trong Kinh Thi. Mọi người có thể đọc ở đây: https://tmaiduongthi.wordpress.com/2008/02/15/quan-th%C6%B0-kinh-thi/ […]

  15. Xem lại – sau 3 năm lại thấy thú vị hơn lần đầu xem lướt qua ?Nhiều com hay lắm dù chưa nói hết ý của họ. Bulukhin thì ghê gớm hay rồi. KieuSinh cũn dí dỏm lắm chứ . laothayboi chưa nói kịp hết lời thì
    tiêu rồi. Riêng tmai thì mới cất nửa tiếng …quan quan…,chưa thấy thư Ngưu đâu cả ? Rồi từ đó mê mải yêu đương, yêu nghề, yêu…..
    kg viết tiếp , tiếc thay ?

Gửi phản hồi cho CUNGTUNG Hủy trả lời